Vintage là gì? 5 điều cần biết về phong cách vintage trong thiết kế đồ hoạ - ColorMe

Vintage là phong cách thiết kế đã và đang được yêu thích trên toàn thế giới. Từ những nét đẹp trong quá khứ, nó đã đem lại một hơi thở mới cho cuộc sống hiện đại với sự hoài cổ, sang trọng và lãng mạn. Vậy vintage là gì? Phong cách Vintage ảnh hưởng thế nào tới thiết kế đồ họa, bên cạnh những lĩnh vực khác như thời trang, nội thất, nhiếp ảnh,..? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Vintage là gì?

Vintage nghĩa nguyên thủy để dùng cho rượu hoặc dầu (oil), sau đó người ta nâng lên để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm - vintage car, và cuối cùng, những người buôn bán quần áo 2nd hand đã dùng từ vintage để chỉ những bộ quần áo cũ - thuộc về thời đại trước - thường rất đẹp và công phu. 

Sau này, từ vintage được mặc định như một từ có nghĩa “cổ-cũ”, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: thời trang, nội thất, nhiếp ảnh, đồ họa,... Có thể nói, phong cách vintage là phong cách của kỉ niệm, của dấu ấn thời gian.

Vintage và Retro có gì khác nhau?

Hai thuật ngữ này tình cờ thường xuyên đi cùng với nhau, khiến không ít người cảm thấy bối rối và khó phân biệt. Retro là một trào lưu hoài cổ, mặc lại các trang phục theo xu hướng thời trang những thập niên trước, bao gồm đồ vintage (quần áo, phụ kiện của những thập niên 40s đến 80s) và cả đồ không phải vintage (đồ mới, đồ được inspired từ hình dáng đồ vintage). Trào lưu này hiện nay rất thịnh hành đối với giới trẻ phương Tây và cũng là một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế nổi tiếng.

Vintage và Retro - Hai trường phái tưởng một mà hai, tưởng tương đồng mà có nhiều điểm khác biệt.

Vintage thường được hiểu trong giới design là những sản phẩm thiết kế được tạo ra trong quá khứ, còn retro là thuật ngữ chỉ trường phái thiết kế các sản phẩm hiện đại nhưng mang những đặc điểm, phong cách thời quá khứ. Vì vậy, những thiết kế theo trường phái vintage thường “áp nguyên xi” phong cách thiết kế trong quá khứ, còn retro phần nào đó khiến người xem cảm nhận được hơi thở hiện đại trong đó.

Thiết kế đồ họa Vintage là gì?

Phong cách Vintage và Retro sau một thời gian vắng bóng đang trở thành một xu hướng mới trong thiết kế đồ họa. Nếu trước đây, phong cách mạnh mẽ, năng động này hiếm khi được sử dụng thì ngày nay, các yếu tố Vintage và Retro ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các ý tưởng thiết kế khác nhau. Khi gắn các yếu tố “theo phong cách cũ” vào tác phẩm của mình, các nhà thiết kế đã tạo ra các thiết kế vừa sáng tạo vừa hấp dẫn, làm cho các sản phẩm nổi bật và khác biệt.
Các yếu tố đồ họa thường dùng trong các mẫu thiết kế để tạo nên một bầu không khí vintage thường là:

Các ảnh minh hoạ (illustration) từ các poster, cine, tạp chí, CDs, vinyls, các quảng cáo cũ.Typography cũCác font chữ Script và viết tay

Các thiết bị radio cũCác thiết bị TV cũCác danh thiếp cũ

Các bao bì cũNhững bức ảnh film cũMàu sắc cầu vồng sống động (tương phản cao, neon-style)

Giấy được sử dụng vừa rách, vừa nhòe (thường giấy ố vàng)Các vở dán bài rời (scrapbook)Các yếu tố Pop-Art

Màu đậm, dirty (VD: màu nâu, màu đỏ đậm, xanh lam đậm) và các texture (Ví dụ: giấy, tường,..)

Các minh họa RetroCác ký hiệu (icon) cũ

Tác động của phong cách vintage ra sao?

Trên thực tế, nếu thực hiện một cách cẩn thận, hầu hết các mẫu thiết kế như vậy sẽ không nhàm chán, mặc dù, bằng trực quan, người ta có thể nghĩ rằng các yếu tố Retro và Vintage được sử dụng ở đây để tạo nên sự đối nghịch. Các mẫu thiết kế Retro và Vintage đưa ra các giải pháp đồ họa cho thời kỳ này, nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ khi nó xuất hiện trở lại. Trong khi Retro tập trung vào phong cách của những năm 1910 đến những năm 1930, Vintage lại gợi lại thời kỳ giữa những năm 1950 đến năm 1980. Trong cả hai trường hợp, các yếu tố đồ họa đều phản ánh một số mô-típ, xu hướng, cá tính và đối tượng “cũ”, là một phần cơ bản trong cuộc sống của chúng ta trong quá khứ.

Các yếu tố như vậy tạo nên một bầu không khí luyến tiếc quá khứ, đánh thức cảm xúc và những kỷ niệm, sử dụng cảm xúc để cố gắng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Một số mẫu thiết kế như vậy còn gọi là “sự biến đổi theo phong cách cổ điển” – một kỹ thuật được sử dụng kết hợp giữa một tác nhân kích thích với sự tự nhiên không có trong tiềm thức hay là phản ứng của cảm xúc.

Tại sao các thiết kế vintage lại gây sốt hiện nay?

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi thứ đang phát triển quá nhanh. Nhìn vào những thiết kế vintage khiến ta cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Chẳng phải quá khứ là nơi trú ẩn an toàn, mà những ngày xưa cũ đẹp đẽ ấy luôn để lại trong chúng ta những kỷ niệm đẹp, nhất là với thế giới xô bồ ngoài kia. 

Những nhà Marketer đại tài luôn biết cách “ghi điểm” trong mắt khách hàng. Và cách tốt nhất để đi đến trái tim của họ chính là những thiết kế vintage. Thoát ly ra khỏi cuộc sống bộn bề vô định, quá khứ bao giờ cũng khiến người ta có một cảm giác an tâm, vì họ biết “cái kết của nó sẽ như thế nào”.

Giống như ta xem lại bộ phim yêu thích của mình vậy, dù bạn xem 10 lần, hay 100 lần, bạn cũng cảm thấy thoải mái hơn với những điều thân quen, vì bạn biết chắc “cái kết của nó sẽ như thế nào”. Rõ ràng, sử dụng những điều thân quen, ưa thích trong lòng khách hàng là cách ngắn nhất để thương hiệu của họ có thể kết nối tới họ, tới “tận sâu trong trái tim mỗi con người”.Thêm vào đó, các thiết kế vintage như là một sự lựa chọn mới mẻ, bên cạnh đầy rẫy những thiết kế tối giản, “kỹ thuật số” vô hồn ngoài kia.

Một khi sự hoài niệm chạy đến đúng trái tim của khách hàng, sẽ chẳng còn gì ngoài những quãng thời gian tuyệt vời và những kỷ niệm đẹp. Quãng thời gian ấy gợi nhớ trong họ những ngày tháng vô lo vô nghĩ, chẳng phải bận tâm tới cơm áo gạo tiền. Có lẽ đây cũng là lý do để các quán cafe với không gian vintage mọc lên ngày càng nhiều để khách hàng có những giây phút gợi nhớ về khoảng thời gian đẹp đẽ đó.

Nhưng xin hãy lưu ý, từng trường phái thiết kế vintage chỉ phù hợp với một đối tượng khách hàng nhất định, bởi ký ức trong mỗi thế hệ là khác nhau. Chính vì thế, trước khi lựa chọn trường phái vintage phù hợp, bạn cần tìm hiểu đối tượng khách hàng đặc trưng của mình, như Vaporwave thì phù hợp với thế hệ khách hàng thế hệ Millennials (thế hệ những người sinh ra từ năm 1980 đến 1998), chứ không phải thế hệ Baby Boomer (những người sinh sau thế chiến thứ 2).

Ứng dụng của phong cách vintage trong thiết kế đồ họa

Bao bì sản phẩm

Ấn phẩm truyền thông

Biển hiệu quảng cáo

Giao diện Website

Tạm kết

Phong cách vintage thật thú vị phải không? Đoán chắc là các bạn sẽ thử phong cách này trong thiết kế tiếp theo của mình. Nếu hứng thú với phong cách này nhưng chưa làm chủ được công cụ để có thể tạo ra những sản phẩm ấn tượng như trên, bạn có thể tham khảo khoá học Illustrator hoặc Photoshop tại ColorME nhé. Chỉ với 8 buổi ngắn ngủi bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra những sản phẩm mang hơi hướng vintage cho riêng mình đó! Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo học thiết kế đồ hoạ online cùng E-ColorMe với hệ thống bài giảng đa dạng, lộ trình rõ ràng, giúp bạn có thể tự học và thực hành một cách nhanh chóng! 

Theo Nguyễn Hùng,

tổng hợp từ uplevo.com