Xác định nồng độ axit acetic trong giấm ăn? Một số loại giấm ăn thông dụng?

Acid Axetic được biết đến là thành phần chính tạo ra vị chua đặc trưng của giấm. Vậy nồng độ axit axetic chiếm bao nhiêu phần trăm trong giấm ăn? Có những loại giấm ăn thông dụng nào? Mời bạn dành ra ít phút để đọc bài viết dưới đây.

1. Xác định nồng độ acid axetic trong giấm ăn

- Thông thường chúng ta vẫn thường quen gọi acid axetic là giấm ăn nhưng thực chất điều này không hoàn toàn chính xác. Giấm là chất lỏng được sản xuất bằng cách lên men từ nhiều loại thực phẩm khác. Trong đó có chứa acid axetic với nồng độ đạt khoảng 2 - 5%.

Nồng độ axit acetic trong giấm ăn 

Nồng độ axit acetic trong giấm ăn 

- Vào 5000 năm trước công nguyên, người ta đã biết dùng quả trà để làm rượu và giấm. Và giấm táo đã được sử dụng từ lâu đời để chữa bệnh cảm lạnh và ho.

2. Một số loại giấm ăn thông dụng

Giấm là một trong những gia vị hầu như không thể thiếu trong mỗi gian bếp của mỗi nhà. Dưới đây là một số loại giấm thông dụng và đặc điểm nhận diện của chúng:

2.1. Giấm trắng

Đây là loại giấm thông dụng, được sử dụng trong nấu ăn hằng ngày đối với mỗi người dân.

- Đặc điểm:

+ Là sản phẩm của quá trình lên men khoai tây, củ cải đường, mật ong đường hoặc váng sữa. Nhưng ngày nay, nó được lên men chính từ rượu ngũ cốc và có bổ sung thêm một số thành phần dinh dưỡng khác như phốt phát hoặc men.

+ Nồng độ acid axetic đạt khoảng 4-7% , có loại thậm chí còn đến 20% nhưng chủ yếu dùng với mục đích làm sạch đồ dùng. 

+ Là dung dịch màu trắng trong suốt, vị chua nhẹ đến chua gắt.

Giấm trắng

Giấm trắng

- Công dụng:

+ Giúp làm giảm độ mặn của món ăn.

+ Dùng để khử mùi tanh của cá, mùi hôi của thịt. Để khử mùi tanh người ta thường ngâm cá trong giấm trắng rồi rửa lại với nước sạch.

+ Nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản cá, giúp cá không bị ươn hãy phun một ít giấm lên mình cá.

+ Tạo độ mềm cho thịt khi chế biến.

+ Tạo độ săn chắc cho cá kho có thể thêm ít giấm trắng vào.

2.2. Giấm táo

- Đặc điểm: Là sản phẩm của quá trình lên men táo tươi với nồng độ axit axetic dao động từ 4-8%. Trên thị trường hiện có 2 loại giấm táo phổ biến sau:

+ Giấm táo dạng nước: Thời gian bảo quản ngắn vì có thể nhiễm nấm mốc.

+ Giấm táo dạng bột: Sử dụng công nghệ tách nước hiện đại, giúp tách nước từ giấm táo để tạo dạng bột. Do đó, mà thời gian bảo quản lâu hơn.

+ Đa phần, giấm táo có màu vàng nhạt, vị chua thanh dịu và có hương vị của táo.

Giấm táo

Giấm táo

- Công dụng:

+ Là phụ liệu giúp tăng hương thơm và độ giòn xốp của các món bánh nướng.

+ Tạo hương vị đậm đà cho món thịt nướng.

+ Có trong thành phần của bánh kẹo để tăng hương vị.

+ Giúp tạo ra vị chua thanh cho các món salad, giúp giải ngấy.

+ Theo kinh nghiệm dân gian, người ta sử dụng giấm táo luộc trứng sẽ rút ngắn thời gian luộc và giúp vỏ trứng không bị nứt.

+ Nhờ có tính kháng khuẩn nên được dùng để rửa hoa quả giúp loại bỏ một số loại tạp chất, tồn dư của một số loại thuốc bảo vệ thực phẩm.

2.3. Giấm gạo

- Đặc điểm: Là sản phẩm lên men từ gạo có vị chua dịu, không quá gắt. So với các loại giấm khác, giấm gạo có chứa nồng độ acid acetic cao hơn. Tùy từng loại gạo khác nhau mà nó sẽ có màu trong suốt cho đến màu vàng nhạt, màu đen đen hoặc đỏ.

- Công dụng:

+ Được sử dụng trong các món nộm, gỏi, một số loại sốt chua gọt.

+ Người ta thường chỉ biết đến dùng muối để bảo quản đồ ăn mà không biết rằng giấm cũng sẽ giúp bảo quản thịt lâu hơn. Cách tiến hành: Phun tẩm giấm gạo lên bề mặt thịt sau khi cắt thái hoặc thấm giấy với một ít giấm gạo rồi gói lại, bảo quản trong tủ lạnh.

+ Riêng giấm gạo đỏ có vị ngọt, hơi chất nên thường chỉ dùng trong món mì, món súp hoặc món hầm.

2.4. Giấm rượu

- Đặc điểm: Là sản phẩm của quá trình lên men từ rượu. Bất kỳ loại rượu nào cũng có thể cho ra hương vị giấm, từ rượu vang đỏ đến rượu cherry, sâm panh,... Do đó mà màu sắc và hương vị cũng sẽ khác nhau với vị chua ngọt dịu, nồng độ axit axetic thấp hơn so với giấm trắng.

Giấm rượu

Giấm rượu

- Công dụng:

+ Giúp khử mùi tanh của cá hữu hiệu.

+ Tăng hương vị thơm ngon cho các món ăn và cân bằng lại vị mặn.

+ Dùng trong pha chế một số loại sốt như sốt bơ, sốt mayonnaise,...

2.5. Giấm Balsamic

- Đặc điểm: Được tạo ra từ quá trình lên men rượu nho. Tuy nhiên, nó đặc biệt hơn so với các loại giấm khác là được ủ trong thùng gỗ đến 50 năm nên tạo ra hương vị rất đặc biệt, cũng bởi vậy mà giá thành khá cao. Giấm có vị chua ngọt, màu đen và rất thơm.

- Công dụng: 

+ Được dùng làm nước sốt trộn salad và một số món ăn khác.

+ Ướp thịt, sườn nướng để tăng thêm hương vị.

+ Cho thêm vào nước luộc rau để giúp rau củ có màu xanh tươi ngon hơn.

Trên đây, LabVIETCHEM đã giới thiệu tới bạn đọc về một số loại giấm phổ biến thường dùng hằng ngày và công dụng của nó. Nếu có bất kỳ vấn đề gì giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua website innoteq.edu.vn để được tư vấn.