Cường độ chịu nén của bê tông được tính như thế nào? Bảng tra cường độ chịu nén như thế nào cho đúng mác hay các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông sẽ được catdaxaydungcmc.vn chúng tôi trình bày ngay sau đây.
Công thức tính cường độ bê tông theo ngày tuổi
- Khi cấp phối bê tông làm sao có thể biết được khối bê tông vừa đổ có mác bao nhiêu. Tất nhiên phải đưa vào kiểm tra mới có thể xác định được, thí nghiệm bằng cách nén khối bê tông trong môi trường điều kiện tiêu chuẩn.
- Tiến hành lấy mẫu bê tông và bảo dưỡng trong vòng 28 ngày. Cuối cùng người ta nén mẫu để biết được cường độ chịu nén của bê tông. Dựa vào chỉ số đo được cùng với khả năng chịu nén của bê tông mà cường độ chịu nén trong các công trình xây dựng dân dụng đạt mức từ 150kG/cm2- 300 kG/cm2, đạt mức trên 300 kG/cm2 khi đó là các công trình thuộc quy mô thương mại hoặc công nghiệp.
- Trên thực tế, sẽ có rất nhiều trường hợp bê tông chịu nén ở mức 3 và 7 ngày nhưng cường độ chịu nén ở mức tiêu chuẩn phải nằm ở mức 28 ngày.
Báo giá đá xây dựng mới nhất hiện nay:
- Giá đá 0x4
- Giá đá 1×2
- Giá đá 4×6
- Giá đá 5×7
- Giá đá mi
- Giá đá hộc
Cường độ bê tông sau 3 ngày đạt bao nhiêu
Bê tông phát triển tương ứng với cường độ rất nhanh trong 3 ngày đầu đạt mức 40% cường độ. Đến 7 ngày tiếp theo bê tông đạt mức 60% cường độ và đạt mức xấp xỉ 100% với cường độ khi đạt đủ 28 ngày.
Bảng tra cường độ bê tông theo ngày tuổi
Ngày tuổi bê tông | % cường độ chuẩn |
1 day | 16% |
3 days | 40% |
7 days | 65% |
14 days | 90% |
28 days | 99% |
Mẫu bê tông nên mang đi thí nghiệm nén để xác định mác bê tông sau sao cho đủ 28 ngày. Bê tông đạt cường độ ở mức 28 ngày tuổi được xem là bê tông tốt nhất, mang lại chất lượng cho công trình.
Cường độ bê tông sau 7 ngày đạt bao nhiêu
Bảng tra Cường độ chịu nén của các mác bê tông thông dụng ở 7 ngày và 28 ngày tuổi
Stt | Mác bê tông | Cường độ chịu nén nhỏ nhất(kG/cm2 ) ở 7 ngày tuổi | Cường độ chịu nén đặc trưng (kG/cm2) ở 28 ngày tuổi |
1 | M150 | 100 | 150 |
2 | M200 | 135 | 200 |
3 | M250 | 170 | 250 |
4 | M300 | 200 | 300 |
5 | M350 | 235 | 350 |
6 | M400 | 270 | 400 |
7 | M450 | 30 | 450 |
Bảng tra cường độ chịu nén bê tông mác 200 cùng các loại mác khác trên thị trường.
Stt | Cấp độ bền (B) | Cường độ chịu nén (Mpa) | Mác bê tông (M) |
1 | B3.5 | 4.50 | 50 |
2 | B5 | 6.42 | 75 |
3 | B7.5 | 9.63 | 100 |
4 | B10 | 12.84 | |
5 | B12.5 | 16.05 | 150 |
6 | B15 | 19.27 | 200 |
7 | B20 | 25.69 | 250 |
8 | B22.5 | 28.90 | 300 |
9 | B25 | 32.11 | |
10 | B27.5 | 35.32 | 350 |
11 | B30 | 38.53 | 400 |
12 | B35 | 44.95 | 450 |
13 | B40 | 51.37 | 500 |
14 | B45 | 57.80 | 600 |
15 | B50 | 64.22 | |
16 | B55 | 70.64 | 700 |
17 | B60 | 77.06 | 800 |
18 | B65 | 83.48 | |
19 | B70 | 89.90 | 900 |
20 | B75 | 96.33 | |
21 | B80 | 102.75 | 1000 |
Cường độ chịu kéo của bê tông
Cường độ chịu kéo tính toán của bê tông Rbt tương ứng với cấp độ bền chịu kéo của bê tông (MPa)
Trạng thái | Loại bê tông | Cấp độ bền chịu kéo và mác tương ứng của bê tông | ||||||
Bt0,8 | Bt1,2 | Bt1,6 | Bt2,0 | Bt2,4 | Bt2,8 | Bt3,2 | ||
K10 | K15 | K20 | K25 | K30 | K35 | K40 | ||
Kéo dọc trụ | Bê tông nặng, bê tông tự ứng suất, bê tông hạt nhỏ, bê tông nhẹ | 0,62 | 0,93 | 1,25 | 1,55 | 1,85 | 2,15 | 2,45 |
Thí nghiệm nén mẫu bê tông
- Để xác định cường độ bê tông ta tiến hành trên mẫu lập phương hoặc mẫu hình trụ. Tại nước ta theo tiêu chuẩn Việt Nam thì mẫu nén là mẫu hình lập phương. Tuy nhiên, có thể quy đổi số liệu từ mẫu hình lập phương sang số liệu nén mẫu trụ, và ngược lại.
- Mẫu lập phương có kích thước 15cmx15cmx15cm được đổ vào khuôn và được lu lèn đúng cách để không tạo khoảng trống, giữ ẩm mẫu bê tông trong 24h giờ. Sau 24 giờ lấy các mẫu ra khỏi khuôn và ngâm vào nước để bảo dưỡng. Phải đảm bảo bề mặt trên của mẫu cần được làm phẳng và mịn.
- Tải trọng nén tác dụng lên các mẫu thử nên được tăng dần 140kg/cm2 mỗi phút, cho đến khi mẫu bị phá hủy. Tải trọng lúc mẫu bị phá hủy ta chia cho diện tích mẫu ban đầu là 225cm sẽ thu được cường độ chịu nén của bê tông.
- Số lượng mẫu cần thí nghiệm ít nhất 3 lần một lần, loại bỏ các loại mẫu có CĐ chênh lệch quá 15% CĐ trung bình tiêu chuẩn.
3 nhân tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông
Thành phần nguyên liệu
Các nguyên liệu để đổ bê tông bao gồm: nước, đá, cát,… ảnh hưởng rất nhiều đến cường độ chịu nén trong quá trình thí nghiệm, liên kết ở khối bê tông có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào độ sạch cũng như thành phần nguyên liệu cấp phối, chất lượng nguyên liệu kém cho khả năng chịu nén bị ảnh hưởng.
Trong đó, xi măng là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hỗn hợp cấp phối bê tông. Chính vì thế xi măng phải đảm bảo chất lượng để gia tăng độ kết dính, quá trình đông cứng diễn ra nhanh chóng.
Phụ gia bê tông
Cần tìm hiểu trước khi thêm phụ gia để cấp phối bê tông, cân nhắc sử dụng loại phụ gia phù hợp với chất lượng từng loại bê tông vì nếu chất lượng nguyên liệu có tốt đến đâu, phụ gia thêm vào không phù hợp cũng ảnh hưởng không ít đến cường độ chịu nén của bê tông.
Tỷ lệ pha trộn
Cần cân đối tỷ lệ pha trộn khi cấp phối, không quá ít cũng không quá nhiều mà phải đúng tỷ lệ quy định. Lưu ý hỗn hợp cát, đá, xi măng cần dùng lượng nước phù hợp tránh tình trạng gia tăng thời gian ninh kết của xi măng. Trong cấp phối một số loại xi măng có cường độ cao, tỷ lệ pha trộn không dưới 0.3.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến quý bạn đọc cường độ chịu nén của bê tông ngày nay như thế nào. Hy vọng sẽ mang lại những thông hữu ích đến cho các bạn.
Hệ thống phân phối vật liệu xây dựng CMC
- Địa chỉ: 42A Cống Lỡ, Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: innoteq.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/C%C3%B4ng-ty-TNHH-VLXD-S%C3%A0i-G%C3%B2n-106678967805637