Câu điều kiện (conditional sentence) là chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Dù còn là học sinh phổ thông hay là người đi làm đang học tiếng Anh để phục vụ cho công việc, chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến “câu Điều kiện”, “mệnh đề if”, v.v. đúng không nào? Nhưng liệu bạn đã am hiểu và có thể sử dụng thành thạo điểm ngữ pháp này?

Trong bài học hôm trước, chúng ta đã cùng nhau học cách phân biệt câu điều kiện loại 1 & loại 2.
Trong bài viết hôm nay, TalkFirst sẽ chia sẻ với bạn một cách đầy đủ nhất cấu trúc, cách dùng và bài tập áp dụng của các loại câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3 & hỗn hợp trong tiếng Anh kèm những lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại câu điều kiện nhé!

1. Câu điều kiện là gì?

Định nghĩa: Câu Điều kiện (Conditional Sentence) là dạng câu dùng để nêu ra giả thiết rằng khi một sự việc nào đó xảy ra hoặc không xảy ra và dẫn đến một kết quả nào đó. 

Câu Điều kiện thường có kết cấu là một câu phức chứa hai mệnh đề:

  • Một mệnh đề bắt đầu bằng ‘If’ – “Nếu” diễn tả giả thiết về một điều xảy ra hoặc không xảy ra. Mệnh đề này gọi là if clause’ – “mệnh đề if.
  • Mệnh đề còn lại diễn tả kết quả kéo theo. Mệnh đề này gọi là ‘main clause’ – “mệnh đề chính”. 

Thông thường, mệnh đề bắt đầu bằng ‘If’ sẽ đi đầu câu. Lúc này, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy. Tuy nhiên, ta cũng có thể đẩy mệnh đề bắt đầu bằng ‘if’ ra phía sau. Lúc này, giữa 2 mệnh đề không có dấu phẩy. 

Ví dụ: If we had more money, we would buy that house.
→ Nếu chúng tôi có nhiều tiền thì chúng tôi đã mua ngôi nhà đó.

We would buy that house if we had more money.
→ Chúng tôi đã mua ngôi nhà đó nếu chúng tôi có nhiều tiền.

Phân tích: “Chúng tôi không có nhiều tiền và không mua ngôi nhà đó.” Hai câu điều kiện trên là câu điều kiện loại 1, giả định về một điều không đúng trong hiện tại. 

Video bài giảng về cấu trúc và cách sử dụng tất cả các loại câu điều kiện trong tiếng Anh bởi cô Arnel

2. Cấu trúc câu điều kiện trong tiếng Anh

Loại câu điều kiệnIf clauseMain clause
Loại 0If + S+ V(-s/es)S+ V(-s/es)
Loại 1If + S+ V(-s/es)S+ will + V(bare)
Loại 2If + S+ V2/VedS+ would/could/… + V(bare)
Loại 3If + S+ had + V3/VedS+ would/could/… + have + V3/Ved
Loại hỗn hợp If 3 – Main 2If + S+ had + V3/VedS+ would/could/… + V(bare)
Loại hỗn hợp If 2 – Main 3If + S+ V2/VedS+ would/could/… + have + V3/Ved

Lưu ý: mệnh đề if và mệnh đề chính cách nhau một dấu phẩy

2.1. Câu điều kiện loại 0 (zero conditional)

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 0 là dạng câu dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên về thế giới, xã hội, tự nhiên,… hoặc một đặc điểm thường thấy, thói quen của một cá nhân nào đó.

Ví dụ 1: If you heat ice, it melts. 
→ Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy. 
Phân tích: Đây là một sự thật hiển nhiên liên quan đến tự nhiên và khoa học.

Cấu trúc câu điều kiện loại 0:

If clause – Mệnh đề ifMain clause – Mệnh đề chính
If + S+ V(-s/es) +…S+ V(-s/es) +…

Tham khảo cấu trúc câu điều kiện loại 0 chi tiết trong hình sau:

Lưu ý:

  • Từ ‘verb’ trong bảng cấu trúc trên chỉ động từ nguyên mẫu (infinitive). 
  • Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề ifmệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường. Không nhất thiết là mệnh đề dùng to-be/động từ thường phải đi chung với mệnh đề cũng dùng to-be/động từ thường. 
  • Ta có thể chuyển mệnh đề if ra sau mệnh đề chính. Nhưng khi đó, ta không dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề. 

    Ví dụ 1: If you pour oil into water, it floats.
    → Nếu bạn đổ dầu vào trong nước, nó nổi.  

    Ví dụ 2: My baby sister cries loudly if she is hungry.
    → Em gái nhỏ của tôi khóc to nếu nó đói.  

2.2. Câu điều kiện loại 1

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 1 là dạng câu dùng để diễn tả một điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai dẫn đến kết quả trong tương lai.

Ví dụ: If I win this competition, my parents will be proud. 
→ Nếu tôi thắng cuộc thi này, bố mẹ tôi sẽ tự hào.
Phân tích: Hiện tại nhân vật “tôi” chưa thắng cuộc thi, nhưng đang đặt ra giả thiết là nếu người này thắng thì sẽ có một điều xảy ra trong tương lai, chính là: “bố mẹ tự hào”.

Cấu trúc câu điều kiện loại 1:

Cấu trúc câu điều kiện loại 0:

If clause – Mệnh đề ifMain clause – Mệnh đề chính
If + S+ V(-s/es) +…S+ will + V(bare) +…

Tham khảo cấu trúc câu điều kiện loại 1 chi tiết trong hình sau:

Lưu ý:

  • Từ ‘verb’ trong bảng cấu trúc trên chỉ động từ nguyên mẫu (infinitive). 
  • Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề if và mệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường. Không nhất thiết là mệnh đề dùng to-be/động từ thường phải đi chung với mệnh đề cũng dùng to-be/ động từ thường. 
  • Ta có thể chuyển mệnh đề if ra sau mệnh đề chính. Nhưng khi đó, ta không dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề. 
    Ví dụ 1: If you are tired, I will make you some soup.
    → Nếu bạn mệt, tôi sẽ nấu cho bạn ít súp. 

    Ví dụ 2: They will be mad if they know about your mistake. 
    → Họ sẽ bực nếu họ biết về lỗi của bạn. 

2.3. Câu điều kiện loại 2

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 2 là dạng câu dùng để diễn tả một giả thiết không có thật ở hiện tại và dẫn đến một kết quả cũng không có thật trong hiện tại.
Ví dụ: If Sarah had a car, she could commute conveniently. 
→ Nếu Sarah có một cái xe hơi, cô ấy đã có thể di chuyển một cách thuận tiện.
Phân tích: Trên thực tế, hiện tại Sarah không có xe hơi và cô ấy không thể di chuyển một cách thuận tiện.

  • Đặc biệt: Khi mệnh đề if có dạng: ‘If I were you’, người nói đang dùng câu điều kiện loại 2 với mục đích giả định để đưa ra lời khuyên theo kiểu: “Nếu tôi là bạn thì tôi…”. Trong trường hợp này, chỉ có mệnh đề if là giả định một điều trái với thực tế: “Nếu tôi là bạn” (thực tế tôi không phải là bạn). Còn mệnh đề chính “tôi sẽ/sẽ không…” là một lời khuyên xem “you” nên hay không nên làm gì chứ không đưa ra giả định trái với hiện tại. Ở hiện tại, người nhận lời khuyên vẫn chưa làm điều đó.

    Ví dụ: If I were you, I wouldn’t lend him money.
    → Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không cho anh ta mượn tiền.
    Phân tích: Trên thực tế, ở hiện tại người được khuyên chưa cho “anh ta” mượn tiền. Người nói đã đưa ra lời khuyên bằng cách đặt ra giả định là nếu mình là người được khuyên thì mình sẽ không cho mượn tiền

Cấu trúc câu điều kiện loại 2:

If clause – Mệnh đề ifMain clause – Mệnh đề chính
If + S+ V2/Ved +…S+ would/could/… + V(bare) +…

Tham khảo cấu trúc câu điều kiện loại 2 chi tiết trong hình sau:

Lưu ý:

  • Trong mệnh đề If, dù chủ ngữ là ngôi nào, to-be sẽ luôn là were hoặc weren’t. 
  • Từ ‘verb’ trong bảng cấu trúc trên chỉ động từ nguyên mẫu (infinitive)
  • ‘could/couldn’t’ trong mệnh đề chính nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại. Còn ‘would/wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với hiện tại. 
  • Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề if và mệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường. 

    Ví dụ 1: If their son were taller, he could be a model.
    → Nếu con trai họ cao hơn, thằng bé đã có thể làm người mẫu rồi.  

    Ví dụ 2: They wouldn’t have a lot of money if they didn’t work hard. 
    → Họ đã không có nhiều tiền nếu họ không làm việc chăm chỉ. 

Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng

★ Ưu đãi lên đến 35%
Khi đăng ký khóa học tại Talkfirst

Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng

★ Ưu đãi lên đến 35%
Khi đăng ký khóa học tại Talkfirst

Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng

★ Ưu đãi lên đến 25%
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst

Đăng Ký Liền Tay
Lấy Ngay Quà Khủng

★ Ưu đãi lên đến 35%
Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst

2.4. Câu điều kiện loại 3

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 3 là dạng câu dùng để diễn tả một giả thiết không có thật trong quá khứ và dẫn đến một kết quả cũng không có thật trong quá khứ.

Ví dụ: Last night, if that man hadn’t driven carelessly, he wouldn’t have caused that accident. 
→ Đêm qua, nếu người đàn ông đó đã không lái xe ẩu, anh ta đã không gây ra vụ tai nạn đó. 
Phân tích: Trên thực tế, vào đêm qua, anh ta đã lái xe ẩu và đã gây ra vụ tai nạn đó. 

Cấu trúc câu điều kiện loại 3:

If clause – Mệnh đề ifMain clause – Mệnh đề chính
If + S+ had + V3/Ved + …S+ would/could/… + have + V3/Ved + …

Tham khảo cấu trúc câu điều kiện loại 3 chi tiết trong hình sau:

 Lưu ý:

  • ‘could/couldn’t’ trong mệnh đề chính nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với quá khứ. Còn ‘would/ wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với quá khứ. 
  • Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề if và mệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường. Không nhất thiết là mệnh đề dùng to-be/ động từ thường phải đi chung với mệnh đề cũng dùng to-be/ động từ thường. 
  • Ta có thể chuyển mệnh đề if ra sau mệnh đề chính. Nhưng khi đó, ta không dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề. 

    Ví dụ 1: Yesterday, if I hadn’t gone to work late, my boss wouldn’t have been upset. 
    → Hôm qua, nếu tôi đã không đi làm trễ, sếp tôi đã không bực. 

    Ví dụ 2: He wouldn’t have lost his job if he had worked harder. 
    → Anh ấy đã không mất việc nếu anh ấy đã làm việc chăm chỉ hơn.

2.5. Câu điều kiện hỗn hợp If 3 – Main 2

Chức năng: Câu điều kiện hỗn hợp if 3- main 2 đưa ra một giả thiết không có thật trong quá khứ nhưng dẫn đến kết quả không có thật ở hiện tại.

Ví dụ:
Last night, if our son had gone to bed early, he wouldn’t feel tired now. 
→ Đêm qua, nếu con trai chúng tôi đã đi ngủ sớm, bây giờ nó không mệt.
Phân tích: Thực tế là đêm qua con trai họ đã đi ngủ muộn và bây giờ thằng bé đang mệt .  

Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp if 3- main 2: Cái tên đã cho chúng ta thấy là câu điều kiện hỗn hợp if 3- main 2 sử dụng mệnh đề if trong câu điều kiện loại 3 và mệnh đề chính trong câu điều kiện loại 2.

If clause – Mệnh đề ifMain clause – Mệnh đề chính
If + S+ had + V3/Ved + …S+ would/could/… + V(bare) +…

Tham khảo cấu trúc câu điều kiện loại hỗn hợp if 3- main 2 chi tiết trong hình sau:

Lưu ý:

  • Từ ‘verb’ trong bảng cấu trúc trên chỉ động từ nguyên mẫu (infinitive). 
  • ‘could/ couldn’t’ trong mệnh đề chính nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại. Còn ‘would/ wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với hiện tại. 
  • Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề if và mệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường. Không nhất thiết là mệnh đề dùng to-be/động từ thường phải đi chung với mệnh đề cũng dùng to-be/ động từ thường. 
  • Ta có thể chuyển mệnh đề if ra sau mệnh đề chính. Nhưng khi đó, ta không dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề. 
    Ví dụ 1: If we hadn’t been lazy, we wouldn’t get low scores now. 
    → Nếu chúng ta đã không lười biếng thì bây giờ chúng ta không bị điểm kém. 

    Ví dụ 2: My younger brother couldn’t play tennis well now if he hadn’t practiced in the past. 
    → Bây giờ em trai tôi không thể chơi tennis giỏi nếu hồi xưa nó đã không tập luyện.

2.6. Câu điều kiện hỗn hợp If 2 – main 3

Định nghĩa: Câu điều kiện hỗn hợp If 2 – main 3 đưa ra một giả thiết không có thật trong quá khứ và cả hiện tại, dẫn đến một kết quả không có thật trong quá khứ

Ví dụ: If I were taller, I could have helped you paint the walls yesterday.  
→ Nếu tôi cao hơn, tôi đã có thể giúp bạn sơn tường vào hôm qua. 
Phân tích: Thực tế là dù ở hiện tại hay “hôm qua” tôi đều không đủ cao để giúp bạn sơn tường. Có một số người học sẽ thắc mắc là dùng mệnh đề chính loại 3 rồi tại sao không dùng mệnh đề if loại 3 mà lại dùng mệnh đề if loại 2.
Nếu ta làm như vậy, ta chỉ thể hiện được rằng “hôm qua tôi không đủ cao” chứ không nói lên được là “ở hiện tại tôi cũng không đủ cao”. Trong loại câu hỗn hợp if 2 – main 3 này, nếu ta muốn giả định về một điều trái ngược lại với không chỉ quá khứ mà cả hiện tại (và thậm chí là cả tương lai), mệnh đề if nhất định phải dùng if loại 2.

  • Nói chung, khi nào ta muốn giả định những điều không thể thay đổi trong cả hiện tại (thậm chí là cả tương lai) và tính ngược về một thời điểm nhất định trong quá khứ cũng không thể thay đổi, nhưng giả định này sẽ kéo theo một giả định khác trong quá khứ, ta dùng mệnh đề if loại 2 và mệnh đề chính loại 3.

Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp if 2 – main 3: Cái tên đã cho chúng ta thấy là câu điều kiện hỗn hợp if 2 – main 3 sử dụng mệnh đề if trong câu điều kiện loại 2 và mệnh đề chính trong câu điều kiện loại 3.

If clause – Mệnh đề ifMain clause – Mệnh đề chính
If + S+ V2/Ved +…S+ would/could/… + have + V3/Ved + …

Tham khảo cấu trúc câu điều kiện loại hỗn hợp IF 2 – Main 3 chi tiết trong hình sau:

Lưu ý:

  • Trong mệnh đề If, dù chủ ngữ là ngôi nào, to-be sẽ luôn là were hoặc weren’t. 
  • Từ ‘verb’ trong bảng cấu trúc trên chỉ động từ nguyên mẫu (infinitive).
  • ‘could/ couldn’t’ trong mệnh đề chính nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại. Còn ‘would/ wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với hiện tại. 
  • Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề if và mệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường. Không nhất thiết là mệnh đề dùng to-be/ động từ thường phải đi chung với mệnh đề cũng dùng to-be/ động từ thường. 
  • Ta có thể chuyển mệnh đề if ra sau mệnh đề chính. Nhưng khi đó, ta không dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề. 
  • Ví dụ 1: If our family had more members, we could have joined the competition last month. 
    → Nếu gia đình chúng ta có thêm thành viên, chúng ta đã có thể tham gia cuộc thi tháng trước. 
    Phân tích: Dù quay ngược lại thời điểm “tháng trước” hay là ở hiện tại, “gia đình chúng ta” cũng “không có thêm thành viên” để “tham gia cuộc thi”. 
  • Ví dụ 2: I wouldn’t have bought that dress if I were you.  
    → Tôi đã không mua cái váy đó nếu tôi là bạn.
    Phân tích: Dù ở thời điểm “bạn” mua cái váy đó hay ở hiện tại (và tất nhiên là trong cả tương lai) “tôi” cũng không phải là “bạn”.

3. Một số trường hợp khác của câu điều kiện

3.1. ‘unless’ =  ‘if… not…’

‘unless’ có thể được sử dụng để thay thế ‘if… not…’ trong mệnh đề if của tất các loại câu điều kiện.

a. Câu điều kiện loại 0 và loại 1: ‘unless’ + Hiện tại Đơn

-Ice melts if you don’t put it into a fridge.

⟶ Ice melts unless you put it into a fridge.

⟶ Đá tan chảy trừ khi bạn bỏ nó vào tủ lạnh. 

– She will have a headache if she doesn’t stop working now.

⟶ She will have a headache unless she stops working now.

⟶ Cô ấy sẽ bị đau đầu trừ khi cô ấy ngừng làm việc bây giờ. 

b. Câu điều kiện loại 2: ‘unless’ + Quá khứ Đơn

If you didn’t have to go to school, you could go to the zoo with us now.

Unless you have to go to school, you could go to the zoo with us now.

⟶ Nếu bạn không phải đi học, bạn có thể đi sở thú với chúng tôi bây giờ.

c. Câu điều kiện loại 3: ‘unless’ + Quá khứ Hoàn thành

Yesterday, I would have come to your wedding if I hadn’t worked overtime.

⟶ Yesterday, I would have come to your wedding unless I had worked overtime. 

⟶ Hôm qua, tôi đã tới đám cưới của bạn nếu tôi không phải tăng ca.

3.2. Một số cụm từ có thể thay thế ‘if’

a. ‘suppose’/ ‘supposing’: “giả sử là”

– Dùng để đưa ra giả thiết.

– Dùng cho hầu hết các loại câu điều kiện.

– Ví dụ:

+ Supposing you win this competition, what will you do?
⟶ Giả sử bạn thắng cuộc thi này, bạn sẽ làm gì?

+ Suppose I had been there last night, I would have saved her.
⟶ Giả sử tôi đã có mặt ở đó đêm qua,  tôi ắt hẳn đã giúp cô ấy.

b. ‘even if’: “ngay cả khi”/ “cho dù”

– Nhấn mạnh rằng một điều kiện dù xảy ra hay không thì tình trạng/hoàn cảnh trong mệnh đề chính cũng không thay đổi.

– Dùng cho hầu hết các loại câu điều kiện.

– Ví dụ:

+ Even if I win this lottery, I will still work hard.
⟶ Ngay cả khi tôi thắng cái xổ số này, tôi vẫn sẽ làm việc chăm chỉ.

+ Even if she weren’t busy now, she wouldn’t go out with you.
⟶ Ngay cả khi cô ấy không bận bây giờ, cô ấy cũng không đi chơi với bạn đâu.

c. ‘as long as’/ ‘so long as’/ ‘provided (that)’/ ‘on condition (that)’: “miễn là”/ “với điều kiện là”

– Đưa ra và nhấn mạnh vào điều kiện cần được đáp ứng để dẫn đến hoàn cảnh/tình trạng/… trong mệnh đề chính.

– Thường chỉ dùng trong câu điều kiện loại 0 và loại 1.

– Ví dụ:

+ I will lend you my car as long as you drive it carefully.
⟶ Tôi sẽ cho bạn mượn xe hơi của tôi miễn là bạn lái nó cẩn thận.

+ Your children are allowed to enter this area so long as they keep quiet. 
⟶ Các con của bạn được cho phép vào khu vực này với điều kiện là chúng giữ im lặng. 

+ Your younger sister can have a cat provided (that) she takes good care of it.
⟶ Em gái của con có thể nuôi một chú mèo với điều kiện là con bé chăm sóc tốt cho nó.

+ He can stay here on condition (that) he follows the rules.
⟶ Anh ấy có thể ở đây miễn là anh ấy tuân theo các quy định. 

d. ‘without’: ‘nếu như không có’/ ‘nếu thiếu đi’/ ‘nếu không vì’

– Được sử dụng để giả định mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào nếu không có ai/cái gì/sự kiện gì/…

– Dùng cho câu điều kiện loại 2 và 3.

– Theo sau ‘without’ là một (cụm) danh từ.

– Ví dụ:

+ Without your help, we couldn’t have passed the exam last week.
⟶ Nếu như không có sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi đã không thể vượt qua bài kiểm tra 

+ You could play the piano well without your laziness.
⟶ Bạn đã có thể chơi piano giỏi nếu không vì sự lười biếng của bạn.

3.3. Mệnh đề câu Wish/if only

– Bên cạnh câu điều kiện thì câu ‘wish’ cũng có tính chất gần như tương tự và dùng cấu trúc của hầu hết các mệnh đề if. , câu ao ước cũng gần giống nhau nên bạn cần học thêm nhé.

– Câu ‘wish’ thể hiện sự tiếc nuối và mong muốn thay đổi điều gì đó trong hiện tại hoặc quá khứ.

– Mặt khác, ‘wish’ cũng được dùng để thể hiện ước mơ về tương lai.

– ‘wish’ có thể được thay thế bằng ‘if only’ với cấu trúc không thay đổi.

a. Cách dùng ‘wish’ để ước về hiện tại.

– Thể hiện mong ước về một điều gì đó không có thật ở hiện tại hoặc giả định một điều trái ngược so với hiện tại.

– Cấu trúc:

(Giống mệnh đề if câu điều kiện loại 2)

(+) S + wish (es) + (that) + S + V2/ed

(-) S + wish (es) + (that) + S + didn’t + V (bare infinitive)

*Lưu ý: Nếu V ở đây là ‘be’, trong câu khẳng định, ta dùng ‘were’ cho tất  cả các loại chủ ngữ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng, ta có thể dùng ‘was’ và ‘were’ tương ứng với từng chủ ngữ như bình thường.

– Ví dụ:

+ I wish I were taller.
⟶ Tôi ước là phải chi tôi cao hơn.

+ They wish they had a bigger house.
⟶ Họ ước họ có một căn nhà lớn hơn.

+ The children wish they didn’t have to go to school today.
⟶ Lũ trẻ ước chúng không phải đi học hôm nay. 

b. Cách dùng ‘wish’ để ước  về quá khứ.

– Thể hiện mong ước hay sự nuối tiếc về một việc không có thật ở quá khứ hoặc giả định một điều gì đó trái ngược với quá khứ.

– Cấu trúc:

(Giống mệnh đề if câu điều kiện loại 3)

S + wish (es) + (that) + S + had (not) + V3/ed

– Ví dụ:

+ She wishes that she hadn’t quit her job last month.
⟶ Cô ấy ước là cô ấy đã không nghỉ việc tháng trước.

+ My parents wish they had bought that house when it was still cheap.
⟶ Bố mẹ tôi ước là bố mẹ tôi đã mua căn nhà đó khi nó vẫn còn rẻ. 

c. Cách dùng ‘wish’ để ước  về tương lai.

– Diễn tả mong ước về một điều gì đó trong tương lai.

– Cấu trúc: S + wish (es) + (that) + S + would/could (not) + V (bare infinitive)

– Ví dụ:

+ He wish he would become a singer in the future.
⟶ Thằng bé ước nó sẽ trở thành một ca sĩ trong tương lai. 

+ I wish it would stop raining. I want to go out.
⟶ Tôi ước trời sẽ tạnh mưa. Tôi muốn ra ngoài.

Để giúp bạn dễ dàng ghi nhớ cấu trúc các loại câu điều kiện, TalkFirst chia sẻ với bạn một số quy luật và mẹo nhỏ như sau:

Loại câu điều kiệnMệnh đề If (If-clause)Mệnh đề chính (Main clause)
Loại 0  Thì Hiện tại Đơn: If + subject + V(-s/es) +…,Thì Hiện tại Đơn: subject + V(-s/es) +…
Loại 1Thì Hiện tại Đơn: If + subject + V(-s/es) +…Thì Tương lai Đơn: subject + will + V(bare) +…
Loại 2Thì Quá khứ Đơn:   If + subject + V2/Ved +…,‘will’ biến thành ‘would’ (hoặc ‘could’/…), giữ nguyên phần còn lại trong cấu trúc: subject + would/could/… + V(bare) +…
Loại 3Thì Quá khứ Hoàn thành:   If + subject + had + V3/Ved + …,Sau ‘would’ (hoặc ‘could’/…) thêm ‘have’ +V3/Ved: subject + would/could/… + have + V3/Ved + …

5. Một số lưu ý về cách dùng câu điều kiện

5.1. Sử dụng dấu phẩy giữa hai mệnh đề

  • Khi sử dụng câu điều kiện, có một chi tiết tuy rất nhỏ nhưng nếu chúng ta không để ý thì sẽ bị trừ điểm khi làm bài kiểm tra viết tiếng Anh. Đó chính là việc dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề của một câu điều kiện.
  • Ta cần lưu ý rằng khi mệnh đề If đi trước, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy. Ngược lại khi mệnh đề chính đi trước, giữa 2 mệnh đề không cần dấu phẩy. 

    Ví dụ:
    + If she has a sore throat, I will make her some honey lime tea.
    + I will make her some honey lime tea if she has a sore throat.

5.2. Đừng lãng quên động từ to-be

Khi học cấu trúc các câu điều kiện, người học thường có xu hướng chỉ chú ý đến cấu trúc với các động từ thường mà gần như quên đi cấu trúc với động từ to-be. Trong khi, đối với các mệnh đề dùng thì hiện tại đơn và quá khứ đơn, động từ to-be sẽ được chia thành nhiều dạng tùy chủ ngữ (am- is- are và was – were). 

Chính vì thế, thay vì chỉ liệt kê mỗi cấu trúc với động từ thường, bạn có thể thấy phía trên. TalkFirst đã liệt kê cấu trúc của 2 mệnh đề với cả to-be và động từ thường. Bạn hãy cố gắng đọc bảng cấu trúc thật kỹ nhé. 

5.3. Liệu có thể dùng ‘was’/‘wasn’t’ trong mệnh đề If loại 2

Đây cũng là một câu hỏi được rất nhiều người học quan tâm. Vì khi đi học ở trường phổ thông hay ở trung tâm, người học thường được nhắc là động từ to-be trong mệnh đề If loại 2 chỉ có thể là ‘were’/ ‘weren’t’ dù chủ ngữ là ngôi thứ mấy, số ít hay số nhiều.

Nhưng trên thực tế khi xem phim, nghe nhạc, v.v. (đặc biệt là phim và những bài hát của Mỹ) hoặc khi nghe người bản xứ (đặc biệt là người Mỹ) nói chuyện, ta vẫn thấy một số trường hợp dùng ‘was’/‘wasn’t’ cho chủ ngữ ngôi thứ ba số ít trong mệnh đề if loại 2.

Ta có thể hiểu vấn đề này như sau:

  • Việc sử dụng ‘were’/ ‘weren’t’ trong mệnh đề if loại 2 là kiến thức chuẩn theo sách vở, theo quy tắc học thuật và ta cần theo sát để đảm bảo đạt điểm trong các bài thi tiếng Anh trên trường và các bài thi năng lực tiếng Anh khác.
  • Tuy nhiên khi giao tiếp, nếu bạn muốn đơn giản hóa bớt ngữ pháp hoặc tạo dựng phong cách giao tiếp thật “Mỹ”, thì khi sử dụng mệnh đề if loại 2, bạn có thể dùng ‘was’/ wasn’t’ cho các chủ ngữ ngôi thứ ba số ít như bình thường.

Ví dụ:

+ Kiểu theo sát quy tắc học thuật:

If Emily weren’t tired now, she could work overtime.
→ Nếu bây giờ Emily mà không mệt, cô ấy đã có thể tăng ca. 

Phân tích: Emily là ngôi thứ ba số ít, theo quy tắc to-be trong thì quá khứ đơn thì Emily phải đi với was/wasn’t nhưng theo quy tắc nghiêm ngặt về mệnh đề if loại 2, dù là ngôi thứ mấy, số ít cũng sẽ đi với to-be dạng were/weren’t. 

+ Kiểu giao tiếp, không quá khắt khe về ngữ pháp:

If Emily wasn’t tired now, she could work overtime. 
→ Nếu bây giờ Emily mà không mệt, cô ấy đã có thể tăng ca. 

Phân tích: Trong Anh văn giao tiếp và đặc biệt là trong cách giao tiếp của khá nhiều người Mỹ, khi họ dùng mệnh đề if loại 2, để tránh phức tạp và nhầm lẫn, họ vẫn tuân theo đúng quy tắc to-be trong thì quá khứ đơn: was/wasn’t cho ngôi thứ 3 số ít và were/weren’t cho các ngôi còn lại. 

5.4. Các loại câu điều kiện đặc biệt

Ngoài các dạng câu điều kiện cơ bản như trên, trong tiếng Anh còn có các dạng câu điều kiện đặc biệt như:

  • Các câu điều kiện rút gọn.
  • Câu điều kiện với: ‘unless’, ‘or else’, ‘otherwise’, ‘but for’, ‘if it weren’t for’, ‘if it hadn’t been for’, v.v. 
  • Đảo ngữ câu điều kiện

Để tìm hiểu về những dạng câu điều kiện đặc biệt này, bạn hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của TalkFirst nhé. 

6. Một số mẹo khi làm bài tập câu điều kiện

6.1. Xác định dạng bài

– Đầu tiên, câu điều kiện thường xuất hiện trong dạng viết lại câu-‘sentence transformation’.

– Có thể bạn sẽ được viết lại câu điều kiện có 2 vế hoặc là một cặp câu đi với nhau. Trong đó, sẽ có một vế/câu là điều kiện/yếu tố quyết định, ảnh hưởng hay dẫn tới vế/câu còn lại. Ví dụ:

+ He’s not tall. He can’t become a model.
⟶ Yếu tố quyết định: ‘He’s not tall.’

Kết quả: ‘He can’t become a doctor.’

+ She sneezes a lot when she comes near flowers.
⟶ Yếu tố quyết định: ‘she comes near flowers’

Kết quả: ‘she sneezes a lot’

6.2. Cách xác định chính xác loại câu điều kiện

– Dựa vào thì và nghĩa của 2 vế trong câu hoặc cặp câu để chọn loại câu điều kiện. Cụ thể:

+ Thì Hiện tại Đơn (hoặc có kết hợp với Tương lai Đơn): Câu điều kiện loại 0, 1 và 2. Sau đó, ta dựa vào nghĩa của câu để phán đoán. Cụ thể:

  • Nếu (cặp) câu diễn tả sự thật hiển nhiên
    ⟶ Loại 0 (không giả định ngược lại).
    Ví dụ:
    When you heat ice, it melts.
    ⟶ If you heat ice, it melts.
  • Nếu (cặp) câu diễn tả một tình trạng/hoàn cảnh có thể (không) xảy ra trong tương lai và từ đó sẽ dẫn tới một tình trạng/ hoàn cảnh khác
    ⟶ Loại 1 (không giả định ngược lại).
    Ví dụ:
    Once I win this competition, I will buy you guys food and milk tea.
    ⟶ If I win this competition, I will buy you guys food and milk tea.
  • Nếu (cặp) câu diễn tả một tình trạng/hoàn cảnh trong hiện tại và tình trạng/hoàn cảnh này dẫn tới một tình trạng/hoàn cảnh khác trong hiện tại
    ⟶ Loại 2 (giả định ngược lại).
    Ví dụ:
    I don’t have to go to work today, so I can sleep in.
    ⟶ If had to go to , I couldn’t sleep in.

+ Thì Quá khứ 
⟶ Loại (giả định ngược lại).
Ví dụ:
Last night, I felt tired, so I didn’t go out with them.
⟶ Last night, if I hadn’t felt tired, I would have gone out with them.

When I was young, I felt sad because I didn’t have many friends.
⟶ When I was young, I wouldn’t have felt sad if I had had many friends.

7. Bài tập về Câu điều kiện

Ngoài việc học thuộc những kiến thức về lý thuyết, bạn học nên thường xuyên thực hành các bài tập về câu điều kiện và ứng dụng vào trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày để ghi nhớ & nắm chắc cấu trúc câu điều kiện nhé!

6.1. Bài tập về loại mệnh đề IF 0

Chia các động từ trong ngoặc thành thể phù hợp. 

  1. If you …… (kick) a ball against a wall, it …… (bounce) back. 
  2. If David …… (eat) strawberries, he …… (get) an allergy. 
  3. A plant …… (die) if you …… (not water) it for a long time. 
  4. A child …… (not grow) up well, if you …… (not feed) him or her properly. 
  5. If you …… (tickle) Lucy, she …… (laugh) unstoppably. 
  6. If a stranger …… (touch) my dog, he …… (bark) immediately. 
  7. If you …… (heat) ice-cream, it …… (melt).

Answer:

1. kick – bounces
2. eats – gets
3. dies – water
4. doesn’t grow – don’t feed
5. tickle – laughs 
6. touches – barks 
7. heat – melts 

6.2. Bài tập về loại mệnh đề IF 1

Chia các động từ trong ngoặc thành thể phù hợp. 

  1. If my younger sister …… (win) this race, we …… (be) proud. 
  2. If I …… (get) that job, I …… (earn) more money. 
  3. If that client …… (agree) to sign the contract, she …… (let) us know soon. 
  4. My family …… (have) a better life if we …… (move) to that city. 
  5. If their nephews …… (pass) the exam, they …… (buy) them some new toys. 
  6. If that student …… (stop) talking in class, the teacher …… (be) very happy.
  7. His elder sister …… (get) mad if she …… (know) that he broke her favorite mug. 

Answer:

1. wins – will be
2. get – will earn
3. agrees – will let
4. will have – move
5. pass – will buy
6. stops – will be
7. will get – knows

6.3. Bài tập về mệnh đề IF loại 2

Chia các động từ trong ngoặc thành thể phù hợp. 

  1. If he …… (be) more good-looking, he …… (be) a model. 
  2. We …… (have) a better life if we …… (earn) more money. 
  3. If I …… (be) you, I …… (buy) that expensive bag. 
  4. His younger sister …… (have) more friends if she …… (be) more sociable. 
  5. If our parents …… (not be) too strict, we …… (not live) under pressure. 
  6. If that student …… (not talk) in class, the teacher …… (be) less annoyed. 
  7. If she …… (live) near her company, she …… (not have) to get up at 5am every day. 

Answer:

1. were – would/ could be
2. would/ could have – earned
3. were – wouldn’t buy
4. would/ could have – were
5. weren’t – wouldn’t live 
6. didn’t talk – would be
7. lived near – wouldn’t have 

6.4. Bài tập về mệnh đề IF loại 3

Chia các động từ trong ngoặc thành thể phù hợp. 

  1. Last night, if that woman …… (drive) carelessly, she …… (not cause) that accident. 
  2. That employee …… (not lose) his job if he …… (work) efficiently. 
  3. Yesterday, if that boy …… (not break) the vase, his father …… (not be) mad. 
  4. Last month, I …… (not meet) him if I …… (not go) to that party. 
  5. That day, she …… (not find) her dog if she …… (not go) into the garden. 
  6. Yesterday, if my brother …… (do) his homework, his teacher …… (not scold) him. 
  7. Last Friday, if she …… (know) your phone number, she …… (call) you. 

Answer:

1. had driven – wouldn’t have caused
2. wouldn’t have lost – had worked
3. hadn’t broken – wouldn’t have been
4. wouldn’t/ couldn’t have met – hadn’t gone
5. wouldn’t/ couldn’t have found – hadn’t gone
6. had done – wouldn’t have scolded 
7. had known – would/ could have called 

6.5. Bài tập câu điều kiện hỗn hợp If 3 – Main 2 

Chia các động từ trong ngoặc thành thể phù hợp. 

  1. If that student …… (go) to bed early last night, he …… (not feel) sleepy now. 
  2. You …… (not have) a stomachache now if you …… (not drink) a lot of milk tea this afternoon.
  3. If we …… (not forget) our umbrellas yesterday, we …… (not be) sick now. 
  4. He …… (get) promoted now if he …… (work) hard in the past. 
  5. She …… (take) part in the race now if she …… (not break) her arm yesterday. 

Answer:

1. had gone – wouldn’t feel
2. wouldn’t have – hadn’t drunk
3. hadn’t forgotten – wouldn’t be
4. would get promoted now – had worked hard
5. could take – hadn’t broken

6.6. Câu điều kiện If hỗn hợp If 2 – Main 3

Lưu ý: Đây là dạng bài tập tương đối khó và đòi hỏi việc suy nghĩ logic và tưởng tượng ra tình huống chính xác. Bạn hãy đọc kỹ lý thuyết trước khi làm bài nhé. 

Chia các động từ trong ngoặc thành thể phù hợp. 

  1. If I …… (be) you, I …… (help) that poor lady yesterday. 
    (Tôi ở quá khứ, hiện tại và tương lai đều không phải là bạn.)
  2. If we …… (have) children, they …… (take) care of us when we were in hospital last month. 
    (Chúng tôi dù là vào tháng trước – ‘last month’ hay hiện tại đều không có con.)
  3. I …… (save) that child if I …… (be) you. 
    (Tôi ở quá khứ, hiện tại và tương lai đều không phải là bạn.)
  4. She …… (take) that cup off the high shelf this morning if she …… (be) taller. 
    (Cô ấy vào sáng nay – ‘this morning’ và hiện tại đều không đủ cao để lấy cái cốc đó.) 
  5. He …… (make) more friends at the party last night if he …… (be) a friendly person.
    (Anh ấy luôn không thân thiện dù là vào tối qua – ‘last night’ hay hiện tại.)
1. were – would have helped
2. had – would have taken
3. would have saved – were
4. would/could have taken – were
5. would/could have made – were

Bài viết trên TalkFirst đã tổng hợp các kiến thức về cấu trúc, cách dùng và bài tập của các loại câu điều kiện trong tiếng Anh. TalkFirst hy vọng rằng qua bài học này, bạn sẽ có thể sử dụng các câu điều kiện một cách tự tin, linh hoạt và chính xác. Cảm ơn bạn đã đọc bài biết và hẹn gặp bạn trong các bài viết sắp tới!

Tham khảo thêm Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt.